Có đôi lúc mà những lời nói dối lại là đem lại hy vọng và hạnh phúc...

Nước Italy năm 1939, chủ nghĩa phát xít phân biệt chủng tộc ngấm sâu vào tận gốc rễ đời sống xã hội mọi tầng lớp. Anh bồi bàn người Ý gốc Do Thái, Guido (Roberto Benigni) với bản tính yêu đời, hồn nhiên, lãng mạn, rất nhiệt thành và hài hước đã chinh phục được trái tim cô giáo Dora (Nicoletta Braschi-vợ (thật) của Bengini). Kết quả của tình yêu đó chính là chú bé Giosue (Giorgio Cantarini).
Nếu chia bộ phim thành hai phần thì phần đầu này của “Life is beautiful”, chúng ta được thấy ở đó một bộ phim hài thuần tuý. Những chi tiết gây cười được dựng lên thông qua kế hoạch chinh phục người đẹp của Guido, từ những chi tiết xung quanh chiếc mũ mà Guido muốn lấy trộm của tình địch, rồi việc Guidom mạo danh viên thanh tra trường tiểu học để có lý do làm cho Dora phải ngạc nhiên đến sững sờ, rồi bài thuyết trình về tính ưu việt của dân tộc Italia thông qua vẻ đẹp của đôi tai to cùng chiếc rốn quý của Guido...

Phần 1 trôi qua cùng với lễ cưới của Guido và Dora. Guido dẫn Dora vào căn nhà trồng hoa (sau khi đưa cô về từ chính lễ cưới của cô và người yêu khác - một viên thư ký theo chủ nghĩa phát xít) và dường như ngay sau đó cậu bé Giosue (con của Guido và Dora)5 tuổi đã chạy ra khỏi căn nhà trồng hoa đó...Một chuyển cảnh tinh tế của Bengini. ..
Tai họa như một định mệnh ập xuống gia đình họ đúng vào ngày sinh nhật Giosue. Khi đó Guido đã đạt được ước mơ giản dị của mình là một gia đình hạnh phúc và một hiệu sách nhỏ. Lính Đức quốc xã lùng sục người gốc Do Thái. Khắp các cửa hàng cửa hiệu trong thị trấn đều treo bảng: “Cấm chó và người Do Thái”. Guido và con trai bị bắt vào trại tập trung. Yêu chồng, thương con, Dora đã tự nguyện hòa vào dòng người lên chuyến tàu hỏa để vào trại tập trung của Đức quốc xã dành cho phụ nữ. Cuộc đời họ chuyển sang một trang mới, đau thương uất hận nhưng cũng rất bi hùng, giữa ranh giới mong manh của sự sống và cái chết.


Do không muốn tâm hồn cậu con trai của mình bị vẩn đục bởi sự khốc liệt cũng như tàn bạo của chủ nghĩa phát xít, Guido ngay lập tức biến việc hai bố con bị bắt vào trại thành một trò chơi qua một lời nói dối mang lại hy vọng cuộc sống. Guido đã biến toàn bộ chuỗi ngày kinh hoàng trong trại tập trung thành một trò chơi trốn tìm lớn, mà trong mắt Giosue thì tất cả mọi người đều tham dự. Vượt qua nỗi sợ hãi khi làm trò trước mặt tên sỹ quan Đức khi hắn hỏi xem ai biết tiếng Đức để đứng ra phiên dịch, hay những pha thót tim khi cậu đưa con trai cùng tham gia trốn, rồi vào phòng phát thanh để nói cho mẹ (Dora) cùng nghe để yên tâm hơn về 2 cha con, vượt qua những nỗi nhọc nhằn sau 1 ngày lao động vất vả, anh vẫn cùng đứa con ngồi tính điểm xem hôm nay mình kiếm được bao nhiêu điểm cho đủ 1000 điểm cho 1 giải thưởng lớn là 1 chiếc xe tăng thật mà Giosu mong ước. Đứa trẻ hồn nhiên bị đánh lừa, mà nhờ đó trở thành đứa trẻ duy nhất còn sống sót trong trại giam diệt chủng ấy. “Con phải trốn ở đây và không cho ai thấy cả, người chiến thắng sẽ được phần thưởng là một chiếc xe tăng rất lớn”. Dù người xem ai cũng biết Guido luôn có rất nhiều trò, kể cả nói dối để đùa vui và làm nhiều thứ cho cuộc sống đỡ tẻ nhạt, và ở đây cũng thế, Guido nói dối cậu con trai, nhưng lời nói dối ấy như một câu chuyện cổ tích đẹp và nhân ái.Và anh đã thành công, cho đến những phút cuối của cuộc đời mình thì Guido vẫn giữ được cho cậu bé niềm tin ấy...

Với bản tính lạc quan, yêu cuộc sống, người bố đã diễn giải sự đày đọa trong địa ngục quốc xã như một cuộc chơi, một cuộc thi tài giành điểm cho đứa con lên sáu. Ý chí của anh đã truyền vào đứa con trai. Cậu bé đã nhận được phần thưởng là “một chiếc xe tăng thật hẳn hoi nhé” như đúng lời hứa của bố mà không biết rằng bố cậu đã đánh đổi cuộc sống cho cậu.
Khi bị tên phát xít bắt, đi qua chiếc tủ mà cậu con trai đang trốn ở đó, Guido vẫn quay lại nhìn con, nháy mắt tinh nghịch, vẫn kịp làm cậu con trai cười lần cuối cùng.....Cảnh hay nhất trong bộ film....

Và tin chắc chúng ta đều tự nhận ra đây là sự dối trá hay niềm hy vọng ???
Roberto Benigni có lẽ sinh ra là để vào vai anh chàng Guido trong “Cuộc sống tươi đẹp”. Khi bạn xem một bộ phim hay, chắc hẳn đôi khi cũng sẽ hình dung rằng, với nhân vật ấy, liệu có diễn viên nào thích hợp hơn nữa hay không? Có không nhiều những vai diễn gắn liền với sự xuất thần trong diễn xuất của các nghệ sĩ. Humphrey Borgart và Ingrid Bergman trong “Casablanca”. Clark Gable và Vivien Leigh trong “Gone With The Wind”. Audrey Hepburn trong “Roman Holiday” ... và Roberto Benigni trong “Life is beautiful”.
Một câu chuyện thực sự ý nghĩa, nó mang nhiều thông điệp sống , tình cảm yêu thương giữa vợ chồng, cha con, các mối quan hệ trong gia đình, xã hội. Nó thể hiện niềm tin yêu và lạc quan trong cuộc sống. Nhân sinh quan của con người chịu tác động của xã hội, nó cũng chính là cách nhìn nhận đánh giá cuộc sống của chúng ta trước vô vàn vấn đề của xã hội. Cuộc sống cho dù có đau khổ hay vất vả thì vẫn vô cùng tuơi đẹp, hãy luôn lạc quan một cách tích cực.
LIFE IS BEAUTIFUL!!!

0 nhận xét:
Post a Comment